BẰNG CỬ NHÂN ĐẠI HỌC

Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, Việt Nam coi công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước. Hơn thế nữa, hiện  nay các hãng ô tô nước ngoài đầu tư của vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh, do đó ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô được đưa vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu lao động, và nhanh chóng trở thành xu thế lựạ chọn ngành học cho các bạn trẻ.

Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô là gì?

Ngành công nghệ ô tô được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng số 1 ở Việt Nam. Là một ngành học liên quan đến nhiều kiến thức chuyên ngành của nhiều lĩnh vực như: Điện – điện tử, Cơ khí, chế tạo máy, tự động hoá,  công nghệ chế tạo máy… chuyên về khai thác kết hợp sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô sinh viên sẽ…

– Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển… để có thể áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành và các kỹ năng liên quan đến ô tô.

– Đào tạo các kiến thức về kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử, phần mềm và an toàn, ứng dụng để thiết kế, sản xuất và vận hành xe gắn máy, xe du lịch, xe tải và xe buýt và các hệ thống nhỏ trên ô tô.

– Sinh viên còn được chú trọng đào tạo các kỹ năng chuyên môn như: khai thác, sử dụng kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động sản xuất phụ tùng, điều khiển và lắp ráp. Góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.

– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp.
– Ngoài các kiến thức nên tảng, thực tiễn về chuyên ng ành sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, Quản lý dịch vụ ô tô, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, ,…

Học Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô  tại EAUT

Đại học Công nghệ Đông Á là trường đại học ngoài công lập đầu tiên ở khu vực miền Bắc đã đầu tư chuyên sâu và được phép đào tạo kỹ sư ngành Ô tô- ngành học được đánh giá là đón đầu xu hướng phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tại EAUT:

  • Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại EAUT chú trọng công tác thực hành theo hướng ứng dụng ( 30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.
  • Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức – kỹ năng về công nghệ và quản lý sản xuất ô tô vào thực tế,… tại các xưởng ô tô do nhà trường liên kết hợp tác.
  • Cơ hội được tham gia thực tập tại các xưởng lắp ráp ô tô, xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng, showroom, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới và của Việt Nam như Toyota, Ford, Huyndai, Vinfast…
  • Sinh viên được tham gia các chương trình thực tập và làm việc tại nước ngoài như: Nhật, Đức …
  • Sinh viên còn được chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo của nước ngoài về chuyên ngành mình học.

Theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô tại Đại học Công nghệ Đông Á sau khi ra trường sinh viên có thể tự tin đáp ứng được mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng. Sẵn sàng khẳng định bản thân để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ ô tô, nhà quản lý, nhà kinh doanh, những chuyên gia giỏi về dịch vụ ô tô, cơ khí, chế tạo ô tô với mức thu nhập hấp dẫn, nhiều cơ hội thăng tiến trong nền kinh tế hiện đại.
Chương trình đào tạo: tại đây

Học Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô sinh viên ra trường sẽ làm gì?

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thói quen đi lại của con người cũng được thay đổi, thì ô tô được xem là phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao. Kỹ sư ô tô sau khi tốt nghiệp ngành học Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sẽ làm việc chuyên ngành ở một trong các lĩnh vực sau:

– Kỹ sư thiết kế, hay còn gọi là kỹ sư sản phẩm. Kỹ sư thiết kế đảm nhiệm thiết kế, kiểm thử các thành phần, các hệ thống của các thiết bị, bộ phận cấu thành nên một chiếc ô tô. Ví dụ như kỹ sư phanh, kỹ sư acu…

– Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính của ô tô. Kỹ sư phát triển có nhiệm vụ cung cấp cho kỹ sư thiết kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động như mong muốn trong các điều kiện đường xá.

– Kỹ sư chế tạo xác định cách thức tạo ra thiết bị, bộ phận cấu thành nên chiếc ô tô.

– Nhân viên kinh doanh: làm tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ
tùng ô tô…
– Kiểm định viên làm tại các trạm đăng kiểm ô tô
– Kỹ thuật viên tại các trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa ô tô
– Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, học viện, trung tâm dạy nghề

Học Phí

Học Phí: 23.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.

B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:

1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn: 
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Được trang bị các kỹ năng mềm sau: Khả năng tư duy, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; Khả năng tự học, nghiên cứu và tiếp thu các công nghệ mới; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn; Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn; Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý; Quản lý, điều hành triễn khai các dự án, công trình liên quan đến chuyên môn.
– Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp;
– Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho bậc đào tạo thấp
– Có kỹ năng ngoại ngữ: Đạt trình độ TOEIC Tiếng Anh 450 hoặc các chứng
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp: 
tùng ô tô…
– Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô
– Kỹ thuật viên tại các trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa ô tô
– Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, học viện, trung tâm dạy nghề
Không chỉ ở trong nước mà ngành công nghệ kỹ thuật ô tô ở trong khu vực và toàn
thế giới cũng đã và đang rất phát triển và đòi hỏi nhu cầu nhân lực cả về số lượng
lẫn chất lượng cao
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

– Hiểu và vận dụng được kiến thức các học phần kỹ thuật cơ sở ngành: Vẽ kỹ thuật, vật liệu học, Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Kỹ thuật nhiệt, Thủy lực đại cương… để tiếp thu kiến thức chuyên ngành;

– Vận dụng được kiến thức chuyên ngành để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ ô tô;

– Vận dụng được kiến thức về tổ chức và quản lý trong việc điều hành sản xuất của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, chế tạo, sửa chữa và khai thác ô tô;

– Cập nhật được kiến thức mới trong lĩnh vực Công nghệ ô tô.

– Thiết lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các loại ô tô thông dụng;

– Tính toán, thiết kế được quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp các sản phẩm trong lĩnh vực chuyên ngành;

– Đề xuất, phản biện và tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực: vận hành, khai thác, chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các loại ôtô và các thiết bị động lực;

– Nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ;

– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450

– Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

Kỹ sư ô tô sau khi tốt nghiệp ngành học Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sẽ làm việc chuyên ngành ở một trong các lĩnh vực sau:

– Kỹ sư thiết kế, hay còn gọi là kỹ sư sản phẩm. Kỹ sư thiết kế đảm nhiệm thiết kế, kiểm thử các thành phần, các hệ thống của các thiết bị, bộ phận cấu thành nên một chiếc ô tô. Ví dụ như kỹ sư phanh, kỹ sư acu…

– Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính của ô tô. Kỹ sư phát triển có nhiệm vụ cung cấp cho kỹ sư thiết kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động như mong muốn trong các điều kiện đường xá.

– Kỹ sư chế tạo xác định cách thức tạo ra thiết bị, bộ phận cấu thành nên chiếc ô tô. Ví dụ kỹ sư chế tạo sẽ đảm nhận vai trò lựa chọn, xử lý cách sản xuất thiết bị, bộ phận của ô tô thông qua các khâu của quá trình sản xuất các chi tiết từ bản vẽ kỹ thuật.

Ngoài ra, kỹ sư ô tô còn làm việc tại các lĩnh vực như:

– Nhân viên kinh doanh: tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực